Trâu là loài động vật quen thuộc đối với làng quê, cánh đồng ruộng Việt Nam. Đặc biệt là đối với người nông dân, trâu là động vật không thể thiếu trong việc làm ruộng, cày bừa, vì thế trâu được nhắc đến trong câu thành ngữ Việt Nam xưa “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
 
Trâu xuất hiện từ rất lâu ở đồng quê Việt Nam, hình ảnh con trâu dường như không xa lạ đối với người dân ở đây. Trâu thuộc họ Bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ Guốc chẵn, là động vật ở nhóm Thú có vú vì nó nuôi con bằng sữa. Nó có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc giống trâu đầm lầy. Trâu to, khỏe, vạm vỡ, thấp ngắn, bụng to, mông dốc. Những điểm này rất thích hợp đối với công việc của chú trâu.

Nhắc đến con trâu là ai cũng nghĩ ngay đến một hình ảnh làm việc siêng năng, cần cù cùng với người nông dân, đó là chú trâu hiền lành cùng với việc cày bừa trân đồng ruộng đầy vất vả. Trâu xuất hiện trên đồng ruộng làng quê Việt Nam, nó cày bừa thật chăm chỉ. Khi lưỡi cày cắm xuống đất, nó nhanh nhẹn kéo cày thành từng luống đất đều đặn tăm tắp, khiến người nông dân rất hài lòng. Trâu làm việc từ sáng đến tối, dường như không mệt nhiều. Khi người nông dân ra lệnh trâu về, nó hiểu ý chủ, liền nhanh nhẹn lên bờ. Như nhớ đường về nhà nên trâu đi rất nhanh và nó biết về đúng nơi mà được coi là “Thiên đường riêng” của mình, đó là cái chuồng trâu thật đẹp và sạch sẽ, với những thức ăn ngon mà người chủ đã chuẩn bị sẵn, đó là những ngọn cỏ thật tươi.

Con trâu còn gắn bó với tuổi thơ của những trẻ mục đồng. Hình ảnh với những buổi chiều nắng dịu, lũ trẻ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, chơi cờ lao, thả diều đã là một hình ảnh đẹp, được các họa sĩ khắc lên những bức trang sinh động, mộc mạc, tự nhiên, một bức tranh làng quê rất đẹp. Đặc biệt, lũ trẻ còn gắn bó thân thiết với chú trâu khi tắm sông. Chúng tắm và nô đùa với trâu dưới nước như những người bạn thân chứ không phải là một loài động vật nông nghiệp.

Thú vị hơn nữa, con trâu còn xuất hiện trong một số lễ hội, đình đám các Sea Game. Ở Đồ Sơn, có lễ hội Chọi Trâu, diễn ra vào mồng chín tháng tám hằng năm. Lễ hội diễn ra nhằm chọn ra những chú trâu khỏe ở các vùng. Ngoài ra, còn có hội đua trâu, đâm trâu ở Tây Nguyên. Lễ hội này thật có ý nghĩa. Những chú trâu được giết để lấy thị tế các vị thần linh trong bản, nhằm cầu phúc cho một năm an lành, trù phú.

Nói đến lợi ích của con trâu thì người ta nghĩ ngay đến sức mạnh của nó. Trâu có sức kéo trong cày bừa, làm ruộng, nó còn kéo xe, gỗ, giúp ít nhiều. Ngoài ra, nó còn cung cấp thịt cho ngành thực phẩm. Trâu còn cung cấp sữa, làm đồ mĩ nghệ như sừng, da,…

Trâu có nhiều lợi ích về ngành kinh tế, trong nông nghiệp làm ruộng và nhiều ngành khác, nên chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc tốt chúng. Cần có biệc pháp ngăn chặn sự tuyệt chủng ở loài trâu để duy trì nòi giống họ Trâu giúp chúng ta luôn có được những lợi ích từ những chứ trâu mập mạp khỏe mạnh này.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa nên có nhiều máy móc tân thời xuất hiện, hình ảnh chú trâu đã dần không còn xuất hiện trên làng quê Việt Nam. Nhưng trong tâm trí của người nông dân thì chú trâu vẫn là người bạn thân thuộc nhất, đối với lũ trẻ thì trâu lại là người bạn quen thuộc, gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của chúng. Sự gắn bó, tâm sự của người nông dân Việt Nam còn thể hiện qua bài thơ vô cùng giản dị, đầy sinh động này:

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quả công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Ảnh minh họa

0 comments:

Post a Comment

 
Học chính tả © 2013. All Rights Reserved. Powered by Hocchinhta
Top