Vị trí dấu thanh (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng)
A. Đặt dấu thanh (accent mark) trên chữ cái nào là âm chính.
B. Tính hệ thống, nhất quán cao: vị trí dấu thanh luôn cố định dù từ biến đổi.
Ví dụ: à, hà, hoà, khoảng, hoãn, toán, hoạn… Các dấu thanh “huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng” luôn được đặt vào âm chính “a” một cách hợp lý.
1.1 Các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn:
Đặt dấu thanh vào vị trí của chữ cái.
Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng…
1.2 Các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, “o, u”) có âm chính là nguyên âm đơn:
Đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái mang âm chính; không đặt dấu thanh vào âm đệm o hoặc u.
oà, oả, oã, oá, oạ
oè, oẻ, oẽ, oé, oẹ
uỳ, uỷ, uỹ, uý, uỵ
Ví dụ: hoà, hoàn, toả, toản, suý, suýt, toạ, toạt…
loè loẹt, khoẻ, khoé, khoét, oẹ, ngoẹo, luý tuý, huỳnh huỵch…
qu+uỳ → quỳ, qu+uỷ → quỷ, qu+uỹ → quỹ, qu+uý → quý, qu+uỵ → quỵ (ghi chú: qu+uy=quuy viết gọn lại là quy)
1.3 Các âm tiết [-khép] có âm chính là nguyên âm đôi “iê, yê, uô, ươ” và âm cuối là “p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i”:
Đặt dấu thanh lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính.
Ví dụ: uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường…
lười, tuổi, khiếu, yếu,
1. 4 Các âm tiết [+khép] là tổ hợp nguyên âm “ia, ya, ua, ưa”:
a. Đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái thứ nhất của tổ hợp.
ìa, ỉa, ĩa, ía, ịa
ỳa, ỷa, ỹa, ýa, ỵa
ùa, ủa, ũa, úa, ụa
ừa, ửa, ữa, ứa, ựa
Ví dụ: đỉa, tủa, cứa, thùa, khứa…
b. Đặc biệt: Đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái thứ nhì của tổ hợp khi:
* “ia” đi với phụ âm đôi “gi”
gi+ìa → già, gi+ỉa → giả, gi+ĩa → giã, gi+ía → giá, gi+ịa → giạ
* “ua” đi với phụ âm đôi “qu”
qu+ùa → quà, qu+ủa → quả, qu+ũa → quã, qu+úa → quá, qu+ụa → quạ
Thực ra “qu” cũng chẳng là đặc biệt vì chữ cái “q” không bao giờ đứng riêng một mình mà thường phối hợp với “u” thành phụ âm đôi “qu” như các phụ âm đôi khác như: ch, nh, ng, ph, th… Do đó, ta có thể xếp “qu” vào trường hợp 1.2 ở trên
0 comments:
Post a Comment